MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG. Nhằm tóm tắt và giải thích một số điều của người Việt Nam đI làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và trích yếu các văn bản hướng dẫn liên quan để thực thi. Trung Tâm […]

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG.

Nhằm tóm tắt và giải thích một số điều của người Việt Nam đI làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và trích yếu các văn bản hướng dẫn liên quan để thực thi. Trung Tâm Đào Tạo Tư Vấn Du Học XKLĐ Thiên Thủy- TTLC. đăng tải những điều thật cần thiết để người lao động tham gia XKLĐ, cán bộ làm công tác XKLĐ nắm rõ nhằm phục vụ tốt công việc của mình.

I/.Giải thích một số từ ngữ có liên quan đến Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng :

  1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng(sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
  2. Hợp đồng cung ứng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
  3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  4. Hợp đồng cá nhân là sự thỏa thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  5. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.
  6. Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

II/. Nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 4 của Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng :

Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:

  1. Ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  2. Tuyển chọn lao động;
  3. Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
  4. Thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  5. Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  6. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  7. Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  8. Các hoạt động khác của tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

III/. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài  theo quy định tại Điều 6 Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng (có 04 hình thức) như sau:

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:

  1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

“Đây là loại hình doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.Doanh nghiệp khai thác hợp đồng, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tuyển chọn người lao động, đưa đi làm việc và quản lý người lao động ở nước ngoài. Đây là hình thức phổ biến nhất, được nhiều người lao động lựa chọn nhất khi đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay và trong thời gian tới người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp là chủ yếu”.

  1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

“Đây là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam, trúng thầu ở nước ngoài, đưa người lao động của doanh nghiệp mình đi làm việc ở các công trình trúng thầu ở nước ngoài hoặc là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân này đầu tư thành lập ở nước ngoài. “Người lao động đi theo hình thức này phải là người lao động đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp và chỉ đi làm việc tại các công trình trúng thầu hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài”

  1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

“Điều kiện để đi làm việc theo hình thức này ngoài những điều kiện cơ bản đã nêu ở trên thì người lao động phải là người đã có hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp đưa đi và ngành, nghề người lao động làm việc ở nước ngoài theo hình thức này phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”

  1. Hợp đồng cá nhân.

“Đây là hình thức người lao động ký hợp đồng trực tiếp với chủ, không thông qua bên trung gian môi giới. Khi ký hợp đồng rồi người lao động phải trực tiếp đến sở LĐ-TB&XH nơi thường trú để đăng ký hợp đồng cá nhân và khi làm việc ở nước ngoài thi đăng ký với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại”

TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG CÁ NHÂN.

* Điều kiện đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân

Điều 50 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định, NLĐ được đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 42 của Luật này là: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt; Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận NLĐ; Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Có Hợp đồng cá nhân theo quy định;

– Có Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi NLĐ thường trú.

*. Hợp đồng cá nhân

Tại các Điều 51, 52 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định về Hợp đồng cá nhân; Hồ sơ, thủ tục đăng ký hợp đồng cá nhân như sau:

Hợp đồng cá nhân phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà NLĐ đến làm việc.

Hợp đồng cá nhân bao gồm những nội dung chính sau đây: (a) Ngành, nghề, công việc phải làm; (b) Thời hạn của hợp đồng; (c) Địa điểm làm việc; (d) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; (đ) Tiền lương, tiền công; tiền làm thêm giờ; (e) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; (g) Chế độ bảo hiểm xã hội; (h) Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài; (i) Giải quyết tranh chấp.

* Hồ sơ, thủ tục đăng ký hợp đồng cá nhân

Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cá nhân với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi NLĐ thường trú cần bao gồm: (a) Đơn đăng ký kèm theo bản sao Hợp đồng cá nhân, có bản dịch bằng tiếng Việt; (b) Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; (c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động thường trú hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức.

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân cho NLĐ, nếu không chấp thuận phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân phải được xuất trình khi NLĐ làm thủ tục xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài.

* Ví dụ cụ thể:

Trường hợp lao động có người thân ở nước ngoài, liên hệ được một công ty tại nước ngoài đồng ý tuyển dụng, nếu có đủ điều kiện được đi lao động ở nước ngoài theo quy định nêu trên, lao động có thể ký hợp đồng lao động trực tiếp với công ty tại nước đó (Luật gọi là hợp đồng cá nhân) mà không cần phải qua dịch vụ trung gian ở Việt Nam.

Sau khi ký hợp đồng cá nhân, lao động phải thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú để được cấp Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân. Giấy xác nhận này phải xuất trình khi bà làm thủ tục xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài.

IV/. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân theo quy định tại Điều 53 của Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng

  1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân có các quyền sau đây:
  2. a) Được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  3. b) Được cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích quy định trong Hợp đồng cá nhân;
  4. c) Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
  5. d) Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;

đ) Được gia hạn Hợp đồng hoặc ký Hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

  1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân có các nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Đăng ký Hợp đồng cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này;
  3. b) Tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;
  4. c) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
  5. d) Thực hiện đúng Hợp đồng cá nhân và nội quy nơi làm việc;

đ) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;

  1. e) Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
  2. g) Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
  3. h) Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;
  4. i) Đăng ký công dân tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước mà người lao động đến làm việc.

V/. Nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 17 của Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng

  1. Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và có những nội dung chính sau đây:
  2. a) Thời hạn của hợp đồng;
  3. b) Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài; ngành, nghề, công việc phải làm;
  4. c) Địa điểm làm việc;
  5. d) Điều kiện, môi trường làm việc;

đ) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

  1. e) An toàn và bảo hộ lao động;
  2. g) Tiền lương, tiền công, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ;
  3. h) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt;
  4. i) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
  5. k) Chế độ bảo hiểm xã hội;
  6. l) Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
  7. m) Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;
  8. n) Tiền môi giới (nếu có);
  9. o) Trách nhiệm của các bên khi người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
  10. p) Giải quyết tranh chấp;
  11. q) Trách nhiệm giúp đỡ người lao động gửi tiền về nước.
  12. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với từng thị trường lao động.

VI/. Tiền môi giới, tiền dịch vụ theo quy định tại Điều 20 và 21 của Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng  và Mục II & III của Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH – BTC ngày 04/9/2007:

  1. Tiền môi giới:

Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động.

Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới.

Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.

* Mức tiền môi giới:

  1. a) Mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá một tháng lương/ người lao động cho một năm hợp đồng. Trường hợp do yêu cầu của thị trường đòi hỏi mức tiền môi giới cao hơn mức trần quy định thì doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức tiền môi giới cho phù hợp sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính;
  2. b) Doanh nghiệp đàm phán, quyết định mức tiền môi giới phù hợp với từng hợp đồng nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm (a), khoản này;
  3. c) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp phù hợp với từng thị trường;
  4. d) Tiền lương (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương cơ bản theo hợp đồng không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển, tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương bao gồm tiền lương cơ bản và tiền lương phép.

*Hoàn trả tiền môi giới:

Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.

Trường hợp không thể đòi được của bên môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động theo nguyên tắc trên và được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

  1. Tiền dịch vụ :

Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp dịch vụ để thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tiền dịch vụ không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp (kể cả thời gian gia hạn theo hợp đồng) và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.

Doanh nghiệp dịch vụ thoả thuận với người lao động về việc thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.

* Mức tiền dịch vụ:

  1. a) Mức trần tiền dịch vụ: Người lao động nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá một tháng rưỡi tiền lương theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng;
  2. b) Mức tiền dịch vụ phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động;
  3. c) Tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương cơ bản không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển, tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương bao gồm lương cơ bản và lương phép.

*Cách thức thu nộp và hoàn trả tiền dịch vụ :

Doanh nghiệp thoả thuận với người lao động để thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong quá trình thực hiện hợp đồng;

Trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp chỉ được thu tiền dịch vụ theo thời gian (số tháng) thực tế người lao động làm việc ở nước ngoài;

Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật nước đến làm việc mà phải về nước trước hạn hoặc tự ý bỏ hợp đồng ở lại bất hợp pháp thì doanh nghiệp được thu tiền dịch vụ của người lao động theo thời hạn hợp đồng đã ký.

VII/. Tuyển chọn, ký kết hợp đồng, thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại điểm 1,2,3 Mục V của Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 8/10/2007 :

  1. Tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài (điểm b và c khoản 2 Điều 27 của Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng ):
  2. a) Khi tổ chức tuyển chọn lao động, doanh nghiệp dịch vụ và chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ được giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải niêm yết công khai tại trụ sở chính các nội dung: số lượng người lao động cần tuyển, giới tính, độ tuổi, công việc mà người lao động sẽ đảm nhận, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về sức khỏe, tay nghề, ngoại ngữ, các khoản chi phí người lao động phải đóng góp để đi làm việc ở nước ngoài, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
  3. b) Khi tuyển chọn lao động ở địa phương, doanh nghiệp dịch vụ và chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ được giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải xuất trình Giấy phép và thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, chính quyền cấp huyện, xã nơi doanh nghiệp dịch vụ tuyển chọn lao động về kế hoạch và các điều kiện tuyển chọn lao động gồm các nội dung quy định tại điểm a khoản này.
  4. c) Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.

Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

Nếu quá thời gian đã cam kết mà doanh nghiệp dịch vụ vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Trường hợp người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ này người lao động thông báo không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động hồ sơ, các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp, gồm: chi phí làm hồ sơ, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa), vé máy bay, tiền dịch vụ, tiền môi giới và làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.

  1. Ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (điểm b khoản 1 Điều 27 của Luật đưa người V N đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng ):
  2. a) Doanh nghiệp dịch vụ ký hợp đồng với người lao động ít nhất năm ngày trước khi người lao động xuất cảnh và chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ của người lao động;
  3. b) Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa).
  4. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (điểm đ khoản 1 và điểm i khoản 2 Điều 27, điểm e khoản 2 Điều 41 của Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng ):
  5. a) Việc thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp với người lao động phải được lập thành văn bản;
  6. b) Văn bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do chấm dứt hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp và người lao động, các nội dung khác mà hai bên đã thỏa thuận;
  7. c) Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đơn phương thanh lý hợp đồng thì biên bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do đơn phương thanh lý hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động, các nội dung về bồi thường thiệt hại (nếu có) kèm theo chứng từ chứng minh nội dung thiệt hại;
  8. d) Việc hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

đ) Việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tư pháp.

  1. Điều kiện, hồ sơ, quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp (theo quy định tại các Điều 42,43, 44, 45, 46 của Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng ):

4.1. Điều kiện: Người lao động được đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;

–  Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt; Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

– Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

– Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

– Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4.2. Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm có:

– Đơn đi làm việc ở nước ngoài;

–  Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức;

–  Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

– Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

-Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.

4.3.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền sau đây:

  1. Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;
  2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;
  3. Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập;
  4. Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
  5. Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
  6. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4.4.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác;
  2. Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;
  3. Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
  4. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
  5. Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
  6. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
  7. Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
  8. Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
  9. Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này.

4.5.Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định nêu trên, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  1. Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ;
  2. Được bổ túc nghề và có ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng lao động;
  3. Được vay vốn của tổ chức tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
  4. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  5. Được gia hạn Hợp đồng lao động hoặc ký kết Hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
  6. Trả tiền dịch vụ và hoàn trả tiền môi giới (nếu có) cho doanh nghiệp dịch vụ;
  7. Ký quỹ hoặc giới thiệu người bảo lãnh theo thoả thuận với doanh nghiệp dịch vụ để bảo đảm thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  8. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ chậm nhất là một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động.

VII/. Mức đóng góp quý hỗ trợ xuất khẩu lao động của người lao động theo quy định tại khoản 3, Điều 2 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau:

  1. a) Người lao động đóng góp Quỹ mức 100.000 đồng/người/hợp đồng (kể cả thời gian gia hạn) và được cấp Giấy chứng nhận tham gia Quỹ.

Giấy chứng nhận tham gia Quỹ là chứng chỉ xác nhận người lao động đứng tên được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Thông tư này. Giấy chứng nhận có giá trị kể từ khi người lao động nộp tiền đóng góp đến khi hợp đồng lao động kết thúc, kể cả thời gian gia hạn hợp đồng.

Ban điều hành Quỹ có trách nhiệm tổ chức in ấn, phát hành và cung cấp Giấy chứng nhận tham gia Quỹ cho người lao động thông qua doanh nghiệp, tổ chức đưa đi và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (theo mẫu tại phụ lục số 2).

  1. b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp, tổ chức đưa đi) đóng góp Quỹ khi tham gia khóa học bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
  2. c) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân đóng góp Quỹ khi đăng ký hợp đồng tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  3. d) Doanh nghiệp, tổ chức đưa đi và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu đóng góp Quỹ của người lao động theo quy định tại Thông tư này và cấp Giấy chứng nhận cho người lao động theo hướng dẫn của Ban điều hành Quỹ; định kỳ hàng tháng, chậm nhất là ngày 10 của tháng tiếp theo, chuyển toàn bộ số thu của tháng trước về tài khoản của Quỹ.

IX/. Hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

  1. a) Hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết.

– Đối tượng được hỗ trợ: Thân nhân của người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Thân nhân phải là người được người lao động ủy quyền trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Mức hỗ trợ: 10.000.000 đồng/trường hợp.

– Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ: Thân nhân của người lao động làm đơn đề nghị hỗ trợ rủi ro có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu của người lao động và quan hệ giữa người được ủy quyền và người lao động (theo mẫu tại phụ lục số 6b) gửi Quỹ kèm theo bản phôtô giấy chứng tử của người lao động hoặc xác nhận của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

– Thời gian giải quyết hỗ trợ: Tối đa 15 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Quỹ hỗ trợ trực tiếp cho thân nhân người lao động hoặc thông qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (theo địa chỉ ghi trong đơn đề nghị). Trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  1. b) Hỗ trợ cho người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn.

– Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ: Người lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn. Hỗ trợ này không áp dụng đối với người lao động ra ngoài hợp đồng hoặc phải về nước ngay sau khi sang đến nước làm việc do sai sót khám sức khỏe trong nước.

– Mức hỗ trợ: Tối đa 5.000.000 đồng/trường hợp đối với người lao động đã làm việc ở nước ngoài bằng hoặc ít hơn 50% thời hạn hợp đồng và tối đa 3.000.000 đồng/trường hợp đối với người lao động đã làm việc ở nước ngoài trên 50% thời hạn hợp đồng.

– Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ:

+ Người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền làm đơn đề nghị hỗ trợ rủi ro có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu của người lao động và quan hệ giữa người được ủy quyền và người lao động (theo mẫu tại phụ lục số 6b) gửi Quỹ thông qua doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hợp đồng kèm theo giấy xác nhận của cơ quan y tế nước sở tại hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó về việc người lao động không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc;

+ Doanh nghiệp, tổ chức đưa đi và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách người lao động thuộc đối tượng nêu trên (theo mẫu tại phụ lục số 8) kèm theo đơn của người lao động gửi Quỹ đề nghị hỗ trợ cho người lao động;

– Thời gian giải quyết hỗ trợ: Tối đa 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Quỹ xem xét, hỗ trợ cho người lao động thông qua doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được tiền từ Quỹ, doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải chi trả cho người lao động.

  1. c) Hỗ trợ cho người lao động trong một số trường hợp rủi ro khách quan khác.

– Đối tượng được hỗ trợ: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Mức hỗ trợ: Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định mức hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/trường hợp, trên cơ sở đề nghị của hội đồng quản lý Quỹ.

– Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ: Hội đồng quản lý Quỹ hướng dẫn quy trình, thủ tục hồ sơ chi hỗ trợ phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

X/. Các hành vi bị nghiêm cấm  trong hoạt động XKLĐ theo quy định tại Điều 7 của Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng quy định như sau:

  1. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
  2. Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  3. Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  4. Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.
  5. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.
  6. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.
  7. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
  8. Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.
  9. Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.
  10. Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật.
  11. Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

XI/. Hành vi vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng với người lao động theo quy định tại Điều 8 của NĐ 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính Phủ

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Không thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng theo quy định;
  3. b) Không thanh lý hợp đồng ký với người lao động theo quy định.
  4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  5. a) Không trực tiếp tuyển chọn lao động;
  6. b) Không nêu rõ các quyền và nghĩa vụ về tài chính của các bên trong hợp đồng ký với người lao động theo quy định.
  7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  8. a) Không ký hợp đồng với người lao động theo quy định;
  9. b) Nội dung hợp đồng doanh nghiệp ký với người lao động, Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập không phù hợp với Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký;
  10. c) Nội dung hợp đồng tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài ký với người lao động, Hợp đồng lao động không phù hợp với báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
  11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  12. a) Tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ một (01) tháng đến ba (03) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
  13. b) Tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
  14. c) Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động trong trường hợp sau khi bị tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm b khoản này nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
  15. d) Buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

đ) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

XII. Đối tượng tham gia xuất khẩu lao động được vay vốn :

  1. Đối tượng, điều kiện được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13/4/2004 của Ngân hàng Nhà nước gồm:
  2. Đối tượng được vay vốn xuất khẩu lao động:

–  Con của liệt sĩ; con của thương binh;

– Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân, huy chương kháng chiến; con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945;

–  Người lao động thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo trong từng giai đoạn.

Ng­êi lao ®éng thuéc huyÖn nghÌo theo NghÞ quyÕt 30a/NQ-CP ngµy 27/12/2008 cña ChÝnh phñ.

b.Điều kiện để được vay vốn:

– Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.

– Có tên trong dang sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.

– Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.

– Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Ngân hàng Chính sách xã hộ, là người trực tiếp ký nhận nợi và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.

* Cụ thể khi vay vốn người lao động phải có đủ các điều kiện sau:

– C­ tró hîp ph¸p t¹i ®Þa ph­¬ng n¬i NHCSXH cho vay.

– Cã x¸c nhËn cña UBND cÊp x· n¬i ng­êi vay c­ tró vÒ viÖc ng­êi vay thuéc ®èi t­îng chÝnh s¸ch. Tr­êng hîp, ®èi t­îng chÝnh s¸ch kh«ng thuéc UBND cÊp x· qu¶n lý th× ng­êi vay cã thÓ xuÊt tr×nh giÊy tê ®Ó chøng minh (nh­ thÎ th­¬ng binh, giÊy chøng nhËn,…) ®Ó UBND cã c¬ së x¸c nhËn.

– §­îc bªn tuyÓn dông chÝnh thøc tiÕp nhËn ®i lao ®éng cã thêi h¹n ë n­íc ngoµi.

  1. Mức cho vay:

Møc cho vay tèi ®a lµ 30 triÖu ®ång/ng­êi ®i lao ®éng ë n­íc ngoµi.

Riªng ng­êi lao ®éng thuéc huyÖn nghÌo ®­îc vay theo nhu cÇu tèi ®a b»ng c¸c kho¶n chi phÝ ng­êi lao ®éng ph¶i ®ãng gãp theo tõng thÞ tr­êng.

  1. Đối tượng được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định tại  Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 9/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ gồm:
  2. Đối tượng vay vốn:Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được xác định theo tiêu chí hiện hành do Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007, nhưng chưa có đất hoặc chưa đủ đất sản xuất theo mức quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định này; chưa có đất ở, đời sống khó khăn nhưng chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất; lao động trong độ tuổi cần vốn để học nghề, chuyển đổi ngành nghề, đi xuất khẩu lao động, cần vốn để sản xuất, kinh doanh thêm ngành nghề trong nông thôn;
  3. Mức vay:Lao động đi xuất khẩu được vay theo hình thức tín chấp tối đa 20 triệu đồng/người. Mức vay, thời gian vay cụ thể căn cứ vào khả năng và yêu cầu thực tế của từng đối tượng;

3.Đối tượng được vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Hướng dẫn số: 8394 /NHNo-TD Ho  ngày 17/11/2011 của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam:

  1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng(sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
  2. Khách hàng vay:

– Đại diện hộ gia đình của người lao động;

– Trường hợp người lao động là hộ độc thân thì cho vay trực tiếp đối với người lao động.

  1. Điều kiện cho vay:

Ngoài các điều kiện quy định hiện hành về việc cho vay đối với khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam, để được vay vốn, người lao động phải:

– Có hợp đồng ký kết giữa người lao động với doanh nghiệp dịch vụ về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Để biết thêm thông tin về doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ, ngân hàng nơi cho vay có thể truy cập trang Web của Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ lao động – Thương binh và xã hội www.dolab.gov.vn – mục Danh sách doanh nghiệp XKLĐ hoặc trang Web của Hiệp hội XKLĐ Việt Nam www.vamas.com.vn – mục Hội viên);

– Đại diện hộ gia đình của người lao động hoặc người lao động phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNo nơi cho vay và cam kết chuyển thu nhập của người lao động ở nước ngoài về tài khoản, để trả nợ ngân hàng qua hệ thống chuyển tiền kiều hối của NHNo&PTNT Việt Nam.

  1. Mức cho vay :

– NHNo nơi cho vay căn cứ vào khả năng nguồn vốn huy động được và nhu cầu vay vốn của khách hàng; việc áp dụng quy định về bảo đảm tiền vay; khả năng trả nợ của người lao động, của hộ gia đình người lao động để quyết định mức cho vay.

– Mức cho vay tối đa không vượt quá 80% tổng số các chi phí hợp pháp cần thiết phục vụ cho việc đi lao động ở nước ngoài./.

hilfe bei der bachelorarbeit deutschschreiben.de