THỦ TỤC XIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐI XKLĐ.

THỦ TỤC LÀM LÝ LỊCH TƯ PHÁP – Căn cứ luật Lý lịch tư pháp 2009; Nghị định số 111/2010/NĐ – CP của Chính Phủ hướng dẫn thực hiện Luật Lý lịch Tư pháp; Thông tư 13/2011/TT – BTP của Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp phối hợp với Phòng Hồ sơ nghiệp vụ (PC27) […]

lltptu-phap
THỦ TỤC LÀM LÝ LỊCH TƯ PHÁP
– Căn cứ luật Lý lịch tư pháp 2009; Nghị định số 111/2010/NĐ – CP của Chính Phủ hướng dẫn thực hiện Luật Lý lịch Tư pháp; Thông tư 13/2011/TT – BTP của Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp phối hợp với Phòng Hồ sơ nghiệp vụ (PC27) – Công an tỉnh có thẩm quyền quyết định cấp Lý lịch tư pháp theo quy định. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu cấp Lý lịch tư pháp tiến hành thủ tục hành chính theo trình tự sau đây:

Trình tự thực hiện:
a) Công dân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại Sở Tư pháp, nhận phiếu hẹn trả kết quả
b) Sở Tư pháp thụ lý , giải quyết và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn
Cách thức thực hiện:
– Đến trực tiếp tại Sở Tư pháp của các Tỉnh Thành phố nơi người lao động có hộ khẩu thường trú để nộp hồ sơ.
– Hoặc ủy quyền cho người khác: Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
– Gửi yêu cầu tới Sở Tư pháp bằng đường bưu điện, công văn, điện thoại,fax…. (đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan , tổ chức theo quy định của Luật)
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn yêu cầu (theo mẫu quy định )
2. Phiếu yêu cầu xác minh Lý lịch Tư pháp (theo mẫu quy định);
3. Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
5. Số lượng hồ sơ: 02 bộ

 Chú thích: Cá nhân có thểuỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷquyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải chứng minh mối quan hệ (băng bản sao giấy khai sinh; chứng nhân kết hôn….)
Công văn, yêu cầu….đối với các cơ quan , tổ chức theo quy định của Luật
(Đối với những giấy tờ trên, trường hợp không có bản sao công dân có thể photo và xuất trình bản chính để đối chiếu)
Thời hạn giải quyết: 
– Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
– Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 20 ngày
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân; cơ quan, Tổ chức; cơ quan tiến hành tố tụng

Lệ phí:

– Lệ phí 100.000 đồng (Một trăm nghìn đồng )/ lần cấp / người.
– Đối với công dân Việt Namcư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng  xa thuộcChương trình phát triển kinh tế – xã hội theo Quyết định số135/1998/QĐ-TTgngày31/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ (gọi chung là Chương trình 135) thì mứcphí là 50.000đồng/lần cấp/người.

deutsch schreiben